Archive

Posts Tagged ‘to chuc event’

Lời chúc xuân từ Event Channel

January 22, 2012 2 comments

Bạn thân mến,

Nhân dịp năm mới 2012 và Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn, Event Channel xin gửi đến bạn cùng người thân lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.

Trong năm vừa qua, Event Channel đã nỗ lực hết mình vượt qua những khó khăn, thử thách để hoàn thành sứ mạng của mình là trở thành trang chuyên đề trực tuyến lĩnh vực tổ chức event nhằm hỗ trợ cộng đồng event tại Việt Nam. Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi được bạn nhiệt tình đón nhận và quan tâm đóng góp trong suốt thời gian qua. Sự ủng hộ của bạn là động lực rất lớn khích lệ Event Channel tiếp tục phấn đấu ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

Bước vào không khí giao mùa rộn ràng, Event Channel cũng hân hoan trong niềm vui sinh nhật tròn một tuổi (05/01/2011 – 05/01/2012), lớn mạnh hơn, vững vàng hơn cùng với bộ máy biên tập khắt khe và chuyên nghiệp. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và hy vọng bạn sẽ tiếp tục đồng hành cùng Event Channel trong những chặng đường sắp tới.

Trước thềm năm mới, một lần nữa Event Channel chúc bạn cùng người thân đón một năm an lành, hạnh phúc, gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Trân trọng.

Khuyến mãi mừng sinh nhật Event Channel

January 5, 2012 Leave a comment

Event Channel – chuyên đề trực tuyến đầu tiên về lãnh vực tổ chức sự kiện tại Việt Nam đang tiến những bước mạnh mẽ để sẵn sàng song hành cùng bạn trong việc quảng bá các dịch vụ của mình đến đông đảo người làm Event. Công tác biên tập của trang tin hết sức khắt khe và bộ máy biên tập được vận hành chặt chẽ, chuyên nghiệp.

Nhân dịp sinh nhật của Event Channel (5/01/2011 – 5/01/2012), chúng tôi dành ưu đãi sau cho các Agency, Supplier tham gia giới thiệu, quảng cáo trên Event Channel từ ngày 01/01/2012 đến 31/01/2012:

Tặng miễn phí 10 vị trí nổi bật tại Danh bạ Agency – Supplier cho các Agency, Supplier đăng ký listing vào danh bạ. Việc đăng ký listing hoàn toàn miễn phí, bạn có thể tự đăng ký hoặc gởi thông tin về địa chỉ mail noidung@eventchannel.vn để được đưa thông tin công ty mình vào danh sách Agency – Supplier. Đây là nơi người làm Event thường xuyên tra cứu thông tin, và cũng rất thường xuyên xuất hiện khi người làm Event tìm kiếm các thông tin liên quan trên máy tìm kiếm. Vì số vị trí nổi bật có hạn, chúng tôi sẽ ưu tiên cho những Agency, Supplier đăng ký trước.

Giảm 20% chi phí treo banner trên www.eventchannel.vn cho các đơn vị đặt quảng cáo banner trên Event Channel (xem bảng giá quảng cáo).

Tặng bài PR miễn phí tại các chuyên mục Chân dung Event, Sản phẩm dịch vụ công nghệ, Kỹ năng chuyên môn, Bên lề Agency cho các Agency, Supplier có sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngành Event để bạn có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty mình đến với khách hàng tiềm năng.

Tại sao nên quảng cáo trên Event Channel để tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng?

Event Channel – chuyên đề trực tuyến đầu tiên về lãnh vực tổ chức sự kiện tại Việt Nam đang tiến những bước mạnh mẽ để sẵn sàng song hành cùng bạn trong việc quảng bá các dịch vụ của mình đến đông đảo người làm Event. Công tác biên tập của trang tin hết sức khắt khe và bộ máy biên tập được vận hành chặt chẽ, chuyên nghiệp.

Hiện nay mỗi ngày Event Channel có từ 900-1,100 lượt khách viếng thăm, tổng lượt xem hiện giờ là gần 80,000 lượt/tháng, vào bất kỳ thời điểm nào cũng có trung bình từ 300-400 khách đang trực tuyến. Và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên nhanh chóng nhờ việc tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm.

Số người xem Event Channel đang tiếp tục tăng lên không ngừng nhờ việc tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm. Chỉ cần lên mạng tìm kiếm những từ khóa liên quan đến tổ chức sự kiện như làm Event, kỹ năng tổ chức sự kiện, học tổ chức sự kiện, trang trí sự kiện…. bạn dễ dàng bắt gặp Event Channel ở ngay trang nhất Google. Nhiều agency tổ chức event và nhà cung cấp cũng được hưởng lợi khi những bài viết giới thiệu sản phẩm của họ được xuất hiện trên trang nhất Google. Chẳng hạn thử tìm kiếm từ tổ chức roadshow hay tiệc cưới ngoài trời, bong bóng trang trí event… bài viết của Event Channel đều xuất hiện trên trang nhất Google.

Mọi chi tiết về chương trình xin liên hệ:

Anh Ngô Thành Trung

Bộ phận Kinh doanh

  0909 48 6171

  trung.nt@eventchannel.vn

  trungngobt

Những lưu ý khi tổ chức sự kiện trực tuyến (Online Event)

Event Channel – Khái niệm Event chắc hẳn không còn lạ lẫm với dân marketing. Nhưng trong thời buổi lạm phát thì việc liên tục tổ chức các hoạt động ngoài trời, activation tốn kém thì các nhãn hàng bắt đầu quan tâm hơn đến hoạt động trực tuyến. Với các công ty giải trí trực tuyến hoặc dịch vụ online thì nó dường như là 1 hoạt động được ưu tiên hàng đầu. Vậy, để 1 sự kiện online thành công, cần lưu ý những gì?

Chọn kênh/website thích hợp để triển khai
Việc này nghe có vẻ cũ nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả chương trình. Việc chọn website/kênh có target audience là một việc hết sức quan trọng. Nhưng, trong một nhóm các website có cùng đối tượng truy cập như nhau thì việc chọn được website phù hợp nhất cũng ko phải là một việc dễ dàng. Bên cạnh đó, các website cũng hay thổi phồng sự thật các con số. Cho nên, cần hết sức tỉnh táo và thận trọng. Nếu được, hay theo trực tiếp theo dõi: lượng thông tin cập nhật từ website/diễn đàn, xin các số liệu thống kê từ đơn vị thư ba (Google Analytics chẳng hạn), xem kỹ ‘time onsite’, pageview, visit…của web. Cũng lưu ý mức độ ‘active’ của diễn đàn/website. Có một số diễn đàn thành viên rất đông nhưng chủ yếu chỉ vào xem tin. Còn nội dung thì chỉ do một số admin/mod cập nhật

sự kiện online

Các game Online thường tổ chức sự kiện online cho game thủ vào các dịp đặc biệt

Event nên đơn giản
Hẳn chúng ta, ai cũng lười đọc các thể lệ của mỗi cuộc thi. Dân online càng thế. Mỗi thể lệ dài, chi tiết thường có lợi cho đơn vị tổ chức, tránh các rủi ro. Nhưng lại hạn chế sự tham gia của thành viên. Do đó, tốt nhất, hãy phần hướng dẫn tham gia/thể lệ nên cực kỳ đơn giản, dễ hiểu và tách thành 1 phần riêng, làm nổi bật lên. Những quy định khác, ràng buộc trách nhiệm nên đưa vào phần ‘Xem thêm’, ‘Xem chi tiết’. Như vậy, user sẽ biết ngay mình phải làm như thế nào để tham gia. Và khi thực sự quan tâm, user sẽ đọc thêm phần chi tiết.

Giải thưởng nhiều, không cần lớn
Với phần đông user, cơ hội trúng thưởng thường quan trọng hơn giá trị giải thưởng. Đơn giản, phần lớn người chơi vẫn nghĩ đây là 1 thế giới ảo, nên ‘có là dzui rồi’. Và càng nhiều cơ hội trúng các giải thưởng nho nhỏ càng kích thích người chơi. 1/1.000.000 cơ hội trúng chiếc Ipad2 sẽ chẳng có ý nghĩa nhưng mỗi ngày tặng 30 chiếc ly xinh xắn cho người chơi sẽ hấp dẫn hơn nhiều.

Tận dụng tính năng chia sẻ, viral cho campaign
Hãy tận dụng các mạng xã hội để viral cho hoạt động của bạn. Và hãy tích hợp các chức năng chia sẻ, gửi tặng bạn bè nhiều nhất có thể để tận dụng user vận động bạn bè cùng tham gia. Đây là 1 hình thức rẻ nhưng hiệu quả đến bất ngờ mà có thể bạn bỏ quên

HOÀNG HẠC LAN


Bài liên quan:

Viết kịch bản cho tổ chức sự kiện

Event Channel – Kịch bản cho event khác với kịch bản phim và kịch bản gameshow. Viết kịch bản cho event phải có đầu óc tổ chức và hình dung. Một kịch bản tốt là kịch bản bao quát được chương trình một cách đầy đủ và chi tiết. Bắt đầu với công việc lên kế hoạch thì bạn phải làm quen với việc viết kế hoạch và kịch bản chương trình.

Có nhiều loại hình event khác nhau, và với mỗi loại hình event thì có một kịch bản chương trình tương ứng. Một event hội nghị buổi tối sẽ khác với một event cộng đồng vào ban ngày, vì thế, biến đổi kịch bản sao cho phù hợp theo tính chất của chương trình cũng là một kĩ năng của người làm sự kiện.

Lập kịch bản chương trình

Viết kịch bản là một trong những công việc mà những event planner

phải làm quen khi bước chân vào công việc này

Mỗi kịch bản cũng nên chia làm 2 loại là kịch bản tổng quát và kịch bản chi tiết, kịch bản tổng quát là để bao quát hết các công việc chung cho một chương trình, kịch bản này dùng cho phía khách hàng để họ tiện quản lý lịch trình sự kiện hoặc các bên cung cấp âm thanh ánh sáng, màn hình máy chiếu nắm bắt nội dung và điều khiển thiết bị cho phù hợp. Một kịch bản chi tiết, hay thường gọi là kịch bản MC, trong đó có kèm lời dẫn MC và phần phân công công việc cho đội ngũ tổ chức sự kiện.

Phải phân ra 2 kịch bản là vì phần kịch bản chi tiết thường chỉ sử dụng cho MC và nội bộ, tránh để các bên không liên quan biết quá nhiều nội dung hoặc kịch bản lọt ra ngoài – đây là vấn đề bảo mật của một số công ty.

Xin giới thiệu một vài loại kịch bản để các bạn tham khảo

Sự kiện hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tổng kết cuối năm:

Với kịch bản này, chia theo các nội dung như sau: Số thứ tự, Thời gian, Nội dung, Chi tiết, Âm thanh, Ánh sáng, Ghi chú đối với kịch bản dành cho khách hàng, Âm thanh – ánh sáng, Quay phim chụp hình để họ nắm được khung chương trình. Bổ sung thêm MC Script cho kịch bản MC và Phụ trách đối với team chạy chương trình.
Tham khảo thêm kịch bản chương trình  tại đây

STT Thời gian Nội dung Chi tiết Âm thanh Ánh sáng Ghi chú
3 18:40 – 18:45 Giới thiệu đại biểu MC giới thiệu khách VIP đến tham dự hội nghị Âm thanh chào mừng khi từng quan khách được MC xướng. Ánh sáng follow bên dưới hội trường vào khách được MC đọc tên. Màn hình logo VCB

Sự kiện khánh thành, động thổ, khai trương:

Tương tự như hội nghị ở trên nhưng đối với các chương trình tổ chức ban ngày thì bỏ bớt các hạng mục về ánh sáng.

Sự kiện truyền hình trực tiếp:

Truyền hình trực tiếp thì độ chính xác phải được tính bằng giây, nên ngoài việc phải cực ki chi tiết trong nội dung thì các hạng mục cũng phải được chi tiết trong phần việc của từng người.

Kịch bản mẫu xem  tại đây

Sự kiện dài ngày:

Với sự kiện kéo dài vài ngày, bạn cũng nên có 2 kịch bản, một kịch bản tổng thể và một kịch bản chi tiết. Kịch bản tổng thể bao gồm: Số thứ tự, Thời gian, Nội dung, Chi tiết, Ghi chú để ghi lại những hoạt động chính và diễn giải sơ lược.

Kịch bản này để quản lý các hoạt động chính trong ngày và gửi cho khách hàng để họ có thể nắm được nội dung và theo kịp lịch trình
Kịch bản chi tiết bao gồm: Số thứ tự, Thời gian, Nội dung, Chi tiết, Phụ trách, Ghi chú, Trạng thái. Kịch bản này dùng trong nội bộ và từng phần có người phụ trách rõ ràng, cũng như trạng thái như thế nào (đã hoàn thành hay chưa) để dễ quản lý tiến độ công việc.

Tùy tính chất mỗi sự kiện mà biến đổi kịch bản cho phù hợp, tuy nhiên, trong kịch bản phải thể hiện được càng chi tiết càng tốt và thời gian phải liên tục, không được ngắt quãng, cân đối sao cho thời lượng chương trình phù hợp, tránh để dư hoặc thiếu thời gian. Viết kịch bảng càng khoa học, cụ thể bao nhiêu thì khi chạy chương trình đỡ phải diễn giải và thiếu sót bấy nhiêu. Bây giờ bạn chỉ việc bám sát chương trình và chạy mà thôi.

THANH KINGBEE


Bài liên quan:

Kinh nghiệm tổ chức Event tung sản phẩm thật ấn tượng

Event Channel – Khi một sản phẩm mới ra đời, tất cả những người chủ sở hữu dĩ nhiên đều muốn sản phẩm của mình có một lễ ra mắt thật hoành tráng, ấn tượng và kích thích người tiêu dùng lan truyền nó. Lúc này, “trọng trách” đặt lên vai người tổ chức Event khá nhiều.

Làm sao để tổ chức một sự kiện ra mắt sản phẩm để lại nhiều ấn tượng trong lòng người tham dự và đem lại sự hài lòng tối đa cho chủ sản phẩm -dịch vụ mới ra mắt? Một sự kiện tung sản phẩm tốt, từ cách thức tổ chức, từ thông điệp và concept cần phải truyền tải được những trải nghiệm đặc biệt cho người tham gia sự kiện. Event Channel có một vài gợi ý cho bạn theo thứ tự quy trình tổ chức một Product Launch Event như sau:

Concept của chương trình

Trong Event ra mắt sản phẩm của thẩm mỹ viện Pamas gần đây, ThinkEvent đã đưa concept “Hành trình sắc đẹp vượt thời gian” vào Event thông qua câu chuyện từ Cỗ Máy Thời Gian và mỗi khách mời được coi  là một hành khách trong chuyến du hành Vượt thời gian và điều này làm hiện thực hóa tính năng trẻ hóa làn da của công nghệ chăm sóc sắc đẹp được giới thiệu. Một Concept tốt giúp Event truyền tải thành công thông điệp tới người tham dự. Xem thêm Concept và theme: Linh hồn của sự kiện.

Tiết mục hóa trang “Đông Tây kim cổ” minh họa cho Concept của chương trình

Địa điểm, set up

Tùy vào concept, người làm event sẽ lựa chọn địa điểm cho phù hợp. Không nhất thiết lúc nào tung sản phẩm cũng phải ở trong khách sạn, những trải nghiệm về địa điểm khác lạ mang đến cho khách hàng ấn tượng lâu hơn. Chẳng hạn ra mắt một tủ sách văn hóa hay lịch sử thì tổ chức ở thư viện, hay Văn Miếu Quốc tử giám có thể phù hợp. Để ra mắt một sản phẩm điện thoại nhấn mạnh vào tính “năng động, khám phá” của teen, nhà tổ chức lại cho decor một căn nhà hoang lại làm nơi tổ chức, và các bạn trẻ tới tham dự đã rất phấn khích điều này.

Phong cách set up cũng tạo ấn tượng mạnh cho người tham dự. Rất nhiều sản phẩm coi trọng việc set up, decor, đặc biệt là các sản phẩm mỹ phẩm, hi tech, thời trang. Trong một Event ra mắt sản phẩm mới của Cle De Peau, toàn bộ không gian của khán phòng khách sạn được trang trí bằng một màu đen huyền bí, bốn bức tường khách sạn được phủ những bức màn bằng vải gấm đen thay thế cho màu trắng vốn có, khách tới tham dự cũng được yêu cầu trang phục màu đen – lễ ra mắt sản phẩm này thật sự là một bữa tiệc về thị giác. Glade – sản phẩm nước xịt phòng lại biến toàn bộ mặt tiền nhà hát Thành phố thành cung điện hoa với hàng triệu đóa hoa tươi thu hút sự hiếu kỳ của người dân và cả giới truyền thông.

Nhân tượng trong lễ tung sản phẩm

Trang trí địa điểm bằng nhân tượng trong buổi ra mắt

CLB Truyền hình của hãng phim Tuổi Trẻ

Ấn tượng từ việc đăng ký tham dự Event

Những tấm thiệp sáng tạo sẽ là màn gây ấn tượng đầu tiên của sản phẩm dành cho khách hàng. Hoặc việc đặt chỗ tham dự một cách đặc biệt cũng sẽ tạo ấn tượng khó phai. Một số sản phẩm cho khán giả chơi trò chơi hay thi một cuộc thi nhỏ, tag ảnh, tag bài viết để đoạt vé tham dự, một vài sản phẩm lại đề nghị người tham dự đổi một sản phẩm hay vật dụng nào đó để lấy vé mời, chẳng hạn như Event ra mắt một sản phẩm giấy văn phòng mới trong thời gian gần đây, có yêu cầu người tham dự đem đến một vài kg giấy cũ để được nhận sản phẩm dùng thử mới cùng với vé mời tham dự.

Tiết mục điểm nhấn

Những gì có thể giúp người tham dự lưu ấn tượng về Event không gì khác là ngoài một vài điểm nhấn. Cách thức sản phẩm ra mắt khán giả sẽ khiến họ nhớ lâu nếu nó có gì đó đặc biệt, vì vậy nhiều người làm event thích tạo “hiệu ứng wow” tức là sự thích thú, ngạc nhiên cho khách tham dự bằng những phần trình diễn đặc biệt khi ra mắt sản phẩm. Chẳng hạn làm những điều không tưởng như cho ô tô bay, hay đưa ô tô lên tầng cao nhất ở khách sạn… đã có tại Việt Nam, hay tạo những sản phẩm thật lớn để được ghi vào kỷ lục Guiness, hoặc trình diễn những kỹ thuật hi tech như hiệu ứng âm thanh ánh sáng, hiệu ứng nâng, xoay… để tôn vinh sản phẩm.

Product launching

Những hình ảnh đặc sắc của xe FIAT 500 tại Launching Event

Tuy nhiên, cần lưu ý góc độ khả thi của những “công nghệ” ra mắt này, vì từ ý tưởng đi đến thực tế là cả một quá trình khó khăn. Trong lễ ra mắt một sản phẩm dầu ăn, theo kế hoạch, khi Tổng giám đốc nhấn nút, bức tường bằng mốp sẽ vỡ ra nhiều mảnh để lộ sản phẩm ở phía sau. Tuy nhiên do công tác sản xuất, thực hiện không tốt, bức tường không vỡ ra mà đổ sập xuống, làm cho khách hàng rất tức giận về hình ảnh “sụp đổ” mang đầy tiêu cực này, còn người làm Event được một phen nhớ đời về trình diễn những ý tưởng sáng tạo trong Event.

Trải nghiệm sản phẩm

Lái thử xe ô tô, dùng thử đồ ăn thức uống… sẽ làm cho khách hàng ghi nhớ lâu, quyết định mua sản phẩm hoặc giới thiệu cho người quen về những trải nghiệm thú vị của họ đối với sản phẩm. Đừng nên bỏ qua tiết mục này khi ra mắt một sản phẩm nào đó.

Tạo điều kiện cho khách hàng lan truyền về Event và sản phẩm

Sẽ rất tuyệt nếu bạn giúp cho người tham dự đứng tại Event và share ngay thông tin lên mạng xã hội của họ để lan truyền cho bạn bè họ. Có thể thực hiện điều này bằng cách upload hình của họ lên trang web của Event, và ngay dưới các trang có các nút, link cho phép share thông tin này lên các Mạng xã hội phổ biến, hay gởi mail cho bạn bè. Họ thì thích thông tin nóng sốt, chúng ta thì thích tính lan truyền, chắc chắn khách hàng sẽ rất thích việc thông báo cho bạn bè biết “Này các bạn, tôi đang tham dự sự kiện… đó nhé”.

Khuyến khích mua sản phẩm

Sau khi tung sản phẩm, có thể khuyến khích khách hàng mua sản phẩm để bước đầu có được doanh số. Nếu là khách hàng đại lý, có thể khuyến khích họ ký hợp đồng mua nhiều sản phẩm, đổi lại được bốc thăm may mắn trúng quà. Nếu là khách hàng cá nhân, có thể tặng coupon giảm giá, hay có các chương trình khuyến mãi để khích lệ họ mua sản phẩm mới, hoặc tổ chức “giờ vàng hạ giá”, “đấu giá phiên bản đặc biệt” của sản phẩm. Trong một chương trình ra mắt điện thoại gần đây, 50 chiếc điện thoại đặc biệt được cẩn đá quý và chữ Limited Edition (so với điện thoại thường không có đá quý và chữ này) đã bán hết veo trước khi sản phẩm được tung ra thị trường, bởi vì nó đã tạo cho người ta tâm lý “đây là 50 chiếc điện thoại hàng độc chưa ai có”.

ANH THẢO


Bài liên quan:

Kinh nghiệm sáng tạo ý tưởng cho Event

Event Channel – Ý tưởng cho sự kiện luôn là nỗi trăn trở của các Event Planner, những người làm copywriter… Làm thế nào để sáng tạo những ý tưởng tốt cho sự kiện của chúng ta?

Ý tưởng bắt nguồn từ đâu

Để có ý tưởng tốt cho Event, điều tiên quyết là phải có cảm hứng mới có thể phát sinh được những ý tưởng thăng hoa. Event càng “thoáng” về ngân sách, càng đặt cao yếu tố ấn tượng, thẩm mỹ… thì càng có đất dụng võ cho những người làm creative. Tuy nhiên có một thực tế là những Event như thế không nhiều, chỉ chiếm chưa tới 10% trong số các Event lớn nhỏ tại Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều người làm công việc sáng tạo thường bị níu chân bởi những proposal với những xoàng xĩnh dành cho những Event thiên về việc thực hiện, không đòi hỏi sáng tạo bay bổng. Về lâu về dài, người làm creative bị bào mòn dần, họ vị bó hẹp trong cái khuôn mang tên “giới hạn ngân sách”. Người làm creative tốt nhất không nên can dự sâu vào việc viết các proposal mang tính thực thi (execution), hãy làm đúng chức phận của mình: sáng tạo ý tưởng.

Mọi người cho rằng quá trình brainstorm (động não) với sự tham gia của nhiều người sẽ mang lại nhiều ý tưởng hữu ích, tuy nhiên cũng có nhiều người cảm thấy thoải mái hơn khi phải ngồi suy nghĩ ý tưởng một mình. Có người thích suy nghĩ ý tưởng ở nhà, có người thích ra quán cafe, công viên, lại có người nhất định phải ngồi tại văn phòng mới nghĩ ra được ý tưởng. Nhiều người chỉ suy nghĩ được ý tưởng khi chúng ta cho họ thời gian rộng rãi, nhiều người lại chỉ làm việc hiệu quả khi có sức ép về thời gian và tiến độ. Làm thế nào để suy nghĩ được ý tưởng cho Even một cách tốt nhất là tùy ý thích và cảm giác của bạn, miễn là bạn thấy thoải mái để suy nghĩ ý tưởng nhất, chứ không cần thiết phải “làm theo những gì người khác thường làm”.

phần mềm mindmap
Sử dụng Mindmap là cách tốt để sáng tạo ý tưởng cho sự kiện

Những chuyến đi du lịch, những lần tham dự Event của các công ty khác tổ chức cũng có thể giúp bạn nảy sinh nhiều ý tưởng mới lạ. Có người nói vui “90% ý tưởng là do ăn cắp và xào nấu lại mà thành”. Từ những ý tưởng cóp nhặt được, bạn có thể “phăng” ra được rất nhiều ý tưởng cho riêng mình.

Đừng bỏ qua những điều nhỏ nhặt trong thực tế vì chính nó sẽ khơi gợi những ý tưởng mới cho chúng ta. Kiến trúc lạ mắt của một căn nhà có thể làm bạn nảy sinh ý tưởng mới về tạo hình sân khấu, hình ảnh gây ấn tượng trong một bức tranh có thể làm nên một concept của chương trình, một nét văn hóa đặc sắc nào đó có thể gợi cho bạn ý tưởng về trang phục của PG… Người viết cũng hay sưu tầm những hình ảnh đặc sắc, có thể là hình những đồ vật xếp bằng giấy, nghệ thuật vẽ chân dung bằng bình xịt sơn, một núi bánh kẹo khổng lồ…, và coi đó như những gợi ý tốt cho mình khi suy nghĩ những ý tưởng độc đáo, đặc sắc cho Event.  Chị Tâm Phan – một Event Manager thành công chia sẻ một bí quyết để có thể đưa ra những ý tưởng tốt là luyện cho mình phản xạ ngầm phân tích những “Action behind the scenes” khi xem một bộ phim, một chương trình live show, một hoạt động promotion ở siêu thị… và luôn đặt câu hỏi: nếu là mình thì mình sẽ làm gì để nó hấp dẫn hơn, thành công hơn. Đôi khi, nguồn cảm hứng đến từ ngay xung quanh ta là vậy.

Người làm nghề sáng tạo cũng nên đầu tư tìm hiểu về văn hóa, lịch sử để chuẩn bị cho mình một phông nền kiến thức đủ vững vàng để thể hiện “cho tới” những ý tưởng trong Event. Đã có trường hợp trong một Event giới thiệu sản phẩm, người tổ chức tôn vinh văn hóa Mỹ Latin nhưng lại cho các vũ công nhảy điệu Valse, nếu người có am hiểu chút ít về khiêu vũ sẽ biết điệu Valse (Waltz) bắt nguồn từ châu Âu, nếu vũ công nhảy điệu Rumba, Chachacha, Samba… thì sẽ mang hơi thở Latin rất rõ rệt. Sự phô bày trí tuệ kiểu “nửa mùa” như vậy sẽ làm cho Event bớt đẹp trong con mắt những người tham dự có am hiểu.

Hạn chế copy và paste

Khi một người làm creative đầu tư nhiều tâm huyết vào một proposal nào đó, họ thường có xu hướng tiếc nuối khi proposal không thắng thầu (mà đây là chuyện thường gặp khi các Event Agency tham gia bidding). Vì vậy họ thường “tái sử dụng” các ý tưởng đó vào các Event tương tự về sau. Việc này góp phần làm bào mòn sự sáng tạo và chây ì nỗ lực của họ, đó là điều thường gặp ở nhiều người làm sáng tạo sau một thời gian làm việc ở Event Agency.

Ý tưởng tổ chức sự kiện

Phúc, một thành viên trên diễn đàn F-Event (www.f-event.com.vn) chia sẻ lại kinh nghiệm của mình: “Trước đây mình từng làm event executive của một ngân hàng – một lĩnh vực e ngại sự sáng tạo nhất. Bao nhiêu là ý tưởng đưa lên đều bị sếp khất lần, bảo rằng để coi ngân hàng khác có làm thì mình hãy làm. Thế là mình quyết định chuyển việc qua một môi trường mới với một vị sếp khuyến khích sáng tạo, nnhưng sau một thời gian mình lại cứ xào nấu lại những ý tưởng cũ, và anh sếp cũng thấy được vấn đề của mình. Một hôm anh giao cho làm ý tưởng cho một sự kiện trong sinh viên, nhưng anh kêu mình cầm một tờ giấy và đi ra quán cafe, trong một ngày phải viết ra ý tưởng cho sự kiện. Quả thật là có hiệu quả, viết được hẳn một ý tưởng không giống những cái cũ. Và từ đó mình thấy, vấn đề là chúng ta hay bị hồi nhớ về những sự kiện cũ, từ những proposal có sẵn trong máy tính nên bị định hướng suy nghĩ. Hãy bỏ hết tất cả, trong tay chỉ có một cây bút và tờ giấy trắng để sáng tạo mà thôi”. Qua đó, chúng ta thấy rằng, để nghĩ được những ý tưởng thực sự mới mẻ, và không bào mòn chính con người mình, hãy hạn chế thói quen copy và paste.

Khoảng cách từ ý tưởng đến thực tế

Một thực tế cần phải nhìn nhận là nhiều ý tưởng rất bay bổng, thăng hoa nhưng lại không hoặc rất khó thực hiện trong thực tế, điều này thường gặp ở những sinh viên mới ra trường hoặc những người chưa có nhiều kinh nghiệm với ngành Event. Nên nhớ rằng con diều nào dù bay cao đến đâu thì vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây. Nếu ý tưởng bạn đưa ra có hay, có tốt đến mấy nhưng không mang tính khả thi, quá tốn kém không cần thiết hoặc không đáp ứng được những mong muốn, dự định của khách hàng, của công ty… thì nó cũng sớm trở nên vô dụng.

Người làm creative nên tham dự nhiều Event để học hỏi, quan sát nhằm có những ý tưởng mang tính thực tế cao, ngoài ra cần phải nắm bắt những ý muốn, kỳ vọng của người muốn làm Event  để tránh tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Một người hay phản biện những ý tưởng sáng tạo của bạn là một “Idea-killer”, nhưng họ cũng có vai trò tốt trong việc nắm chân bạn để bạn khỏi bay lên quá cao so với mặt đất.

ANH THẢO


Bài liên quan:

Những điều khoản “đỡ đạn” trong hợp đồng (Phần 2)

Event Channel – Không có một dạng hợp đồng chuẩn mực nào cho mọi mối quan hệ kinh doanh, tuỳ thuộc vào từng giao dịch, chúng ta sẽ cần đến những điều khoản thích hợp. Tuy nhiên, có những điều khoản mẫu cần hiện hữu trong mọi bản hợp đồng nhằm giảm thiểu các rủi ro tranh chấp pháp lý, hiểu nhầm và đảm bảo các quyền pháp lý cần thiết cho các công ty. Chúng còn được gọi là lớp áo giáp chống đạn cho mọi hợp đồng, hay điều khoản “áo giáp”.

23 điều khoản “áo giáp” giúp ngăn ngừa bất cứ rủi ro hay thua thiệt nào trên các hợp đồng doanh nghiệp bạn ký kết. Các mẫu điều khoản sẽ được đưa ra, cùng với đó là thảo luận về ý nghĩa của từng điều khoản và tại sao cần phải có trong một bản hợp đồng.

Hợp đồng tổ chức sự kiện

Những điều khoản này là phần tiếp theo của Những điều khoản “đỡ đạn” trong hợp đồng (Phần 1)

6. Xung đột

Quote:

Tiếng Anh

Conflicts

“The terms of this Agreement shall control over any conflicting terms in any referenced agreement or document“.

Tiếng Việt

Xung đột

“Những điều khoản của Hợp đồng này sẽ được ưu tiên áp dụng khi có bất cứ điều khoản xung đột nào khác trong bất cứ văn bản hay tài liệu tham khảo nào“.

Bất cứ khi nào một bản hợp đồng được xây dựng có kèm theo các dẫn chiếu tới các tài liệu khác, rất có khả năng một điều khoản nào đó trong một tài liệu nhất định sẽ xung đột với một điều khoản tương tự trong một tài liệu khác. Vì lý do này, nên có một điều khoản trong ít nhất một văn bản giải thích cách thức xung đột sẽ được giải quyết. Tốt nhất là chỉ định một văn bản được ưu tiên áp dụng đối với các văn bản khác.

7. Các quyền tích dồn

Quote:
Tiếng Anh

Cumulative Rights

“Any specific right or remedy provided in this contract will not be exclusive but will be cumulative of all other rights and remedies“.

Tiếng Việt

Các quyền tích dồn

“Bất cứ quyền hạn hay phương thức bồi thường cụ thể được quy định trong hợp đồng nào sẽ đều được thực thi và sẽ được tích dồn lên tất cả các quyền hạn hay phương thức bồi thường khác“.

Việc không có điều khoản này trong hợp đồng có thể được giải thích là việc thực thi một phương thức bồi thường nào đó trong bản hợp đồng sẽ ngăn cản việc thực thi các phương thức bồi thường khác. Ví dụ, một toà án có thể thấy rằng việc chấm dứt bản hợp đồng sẽ ngăn cản doanh nghiệp bạn sự kiện tụng để được bồi thường các khoản thanh toán đến hạn trong quá khứ. Điều khoản này tạo ra một quyền hợp đồng để thực thi bất cứ hay tất cả các phương thức bồi thường theo bản hợp đồng.

8. Bất khả kháng

Quote:

Tiếng Anh

Force Majeure

“Neither party shall be held responsible for any delay or failure in performance of any part of this agreement to the extent such delay or failure is caused by fire, flood, explosion, war, embargo, government requirement, civil or military authority, act of God, or other similar causes beyond its control and without the fault or negligence of the delayed or non-performing party. The affected party will notify the other party in writing within ten (10) days after the beginning of any such cause that would affect its performance. Notwithstanding, if a party’s performance is delayed for a period exceeding thirty (30) days from the date the other party receives notice under this paragraph, the non-affected party will have the right, without any liability to the other party, to terminate this agreement“.

Tiếng Việt

Bất khả kháng

“Không bên nào sẽ chịu trách nhiệm cho bất cứ sự chậm trễ hay vi phạm nào trong việc thực hiện bất cứ phần nào của bản hợp đồng này trong trường hợp những chậm trễ hay vi phạm đó bị gây ra bởi cháy nổ, bão lụt, chiến tranh, cấm vận, yêu cầu của chính phủ, quân đội, thiên tai, hay các nguyên nhân khác tương tự vượt khỏi tầm kiểm soát của mỗi bên và không có lỗi hay cẩu thả của bên chậm trễ hay vi phạm. Bên chịu ảnh hưởng sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản trong mười (10) ngày sau khi sự bắt đầu của bất cứ nguyên nhân nào kể trên sẽ tác động lên việc thực hiện. Mặc dù vậy, nếu việc thực thi hợp đồng của một bên bị chậm trễ trong một thời hạn quá ba mươi (30) ngày từ ngày bên kia nhận được thông báo theo điều khoản này, bên không bị ảnh hưởng sẽ có quyền, không có bất cứ trách nhiệm nào với bên kia, chấm dứt bản hợp đồng này“.

Điều này có nghĩa rằng nếu một sự kiện nào đó không lường trước được ngăn cản bất cứ bên nào thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo hợp đồng, bên đó sẽ không bị xem là vi phạm hợp đồng.

Bên phải trải qua sự kiện đó sẽ thông báo cho bên kia việc thực thi của mình theo hợp đồng bị chậm trệ và nếu chậm trễ đó kéo dài quá 30 ngày, hợp đồng có thể được chấm dứt bởi bên kia.

Các sự kiện bất khả kháng được liệt kê nên bao gồm tất cả những gì có thể xảy ra với doanh nghiệp bạn. Thời hạn thông báo nên đủ dài để cho phép bên bị ảnh hưởng có thể đưa ra thông báo và thời gian thông báo tạo ra quyền chấm dứt hợp đồng của bên kia nên công bằng với cả hai bên.

9. Bồi thường

Quote:
Tiếng Anh

Indemnity

“Each party shall indemnify, defend, and hold the other party harmless from and against any and all claims, actions, suits, demands, assessments, or judgments asserted, and any and all losses, liabilities, damages, costs, and expenses (including, without limitation, attorneys fees, accounting fees, and investigation costs to the extent permitted by law) alleged or incurred arising out of or relating to any operations, acts, or omissions of the indemnifying party or any of its employees, agents, and invitees in the exercise of the indemnifying party’s rights or the performance or observance of the indemnifying party’s obligations under this agreement. Prompt notice must be given of any claim, and the party who is providing the indemnification will have control of any defense or settlement“.

Tiếng Việt

Bồi thường

“Mỗi bên sẽ bồi thường, bảo vệ và giữ cho bên kia không bị thiệt hại từ và đối với bất kỳ và tất cả các khiếu nại, hành động, kiện tụng, yêu cầu, đánh giá, hay phán quyết đòi quyền lợi, và bất cứ hay tất cả các thua thiệt, thiệt hại, trách nhiệm, chi phí và phí tổn (bao gồm, nhưng không giới hạn, các chi phí luật sư, chi phí kế toán và các chi phí điều tra trong phạm vi pháp luật cho phép) phải chịu phát sinh liên quan tới bất cứ hoạt động, hành động hay thiếu sót nào của bên bồi thường hay bất cứ nhân viên, đại lý và khách mời trong việc thực thi các quyền của bên bồi thường hay việc thực hiện hay tuân thủ các trách nhiệm của bên bồi thường theo bản hợp đồng này. Thông báo ngay phải được đưa ra đối với bất cứ yêu cầu nào, và bên đang đưa ra bồi thường sẽ có sự kiểm soát bất cứ việc bảo vệ hay thanh toán nào“.

Điều này có nghĩa rằng một bên (bên bồi thường) sẽ thanh toán cho các khoản thiệt hại, khiếu nại, phí tổn và bất cứ khoản phải trả nào khác được liệt kê trong điều khoản nếu bên kia (bên được bồi thường) cũng như các bên có liên quan đối với bên được bồi thường được nêu trong điều khoản, chịu các thiệt hại như là kết quả của hành vi nào đó bên bồi thường đã làm liên quan tới bản hợp đồng.

Những gì mà bên bồi thường có thể đã thực hiện dẫn tới kết quả phát sinh trách nhiệm của bên được bồi thường được liệt kê ở cuối điều khoản (những lơ đễnh hay hành động sai sót theo hợp đồng). Điều khoản này yêu cầu bên được bồi thường phải thông báo ngay cho bên bồi thường một yêu cầu và cho phép bên kia kiểm soát việc bảo vệ hay thanh toán theo yêu cầu.

Một điều khoản bồi thường nhấn mạnh tới rủi ro mà doanh nghiệp bạn có thể phải chịu trách nhiệm cho các thiệt hại gây ra từ hành động của bên kia liên quan tới hợp đồng.

Ví dụ, doanh nghiệp bạn có một bản hợp đồng mua thịt bò từ một nhà cung cấp khác, theo đó thịt bò được đóng gói đông lạnh. Nếu thịt bò bị hư hỏng và kết quả là gây ra bệnh tật cho người tiêu dùng, điều khoản này trong hợp đồng sẽ yêu cầu nhà cung cấp chịu trách nhiệm cho bất cứ thiệt hại hay hành động nào chống lại doanh nghiệp bạn bắt nguồn từ chất lượng thịt bò kém và phải trả toàn các các chi phí liên quan.

Nếu không có điều khoản này trong hợp đồng, doanh nghiệp bạn sẽ phải kiện lại nhà cung cấp để có được phán quyết từ toà án cho các thiệt hại và chi phí phát sinh từ kết quả thịt bò kém chất lượng.

10. Bảo hiểm

Quote:
Tiếng Anh

Insurance

“Each party agrees to maintain insurance in commercially reasonable amounts calculated to protect itself and the other party to this agreement from any and all claims of any kind or nature for damage to property or personal injury, including death, made by anyone, that may arise from activities performed or facilitated by this contract, whether these activities are performed by that company, its employees, agents, or anyone directly or indirectly engaged or employed by that party or its agents“.

Tiếng Việt

Bảo hiểm

“Mỗi bên đồng ý rằng sẽ duy trì bảo hiểm với một số tiền bảo hiểm thích hợp về mặt thương mại để bảo vệ bản thân và bên kia trong bản hợp đồng này từ bất cứ và tất cả các khiếu nại đối với bất cứ loại hình hay trạng thái nào cho các thiệt hại tài sản hay thương tích cá nhân, bao gồm tử vong, được gây ra bởi bất cứ ai, mà có thể phát sinh từ các hành động được thực hiện hay liên quan tới hợp đồng này, cho dù những hành động này được thực hiện bởi chính doanh nghiệp đó, các nhân viên, đại lý hay bất cứ ai trực tiếp hay gián tiếp tham gia hay được tuyển dụng bởi bên đó hay các đại lý của bên đó“.

Điều khoản này yêu cầu mỗi bên duy trì các hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ bản thân và bên kia khỏi các thiệt hại phát sinh từ việc thực thi các hành động bắt buộc theo bản hợp đồng.

Nếu có một yêu cầu thiệt hại và không có bảo hiểm và bên gây ra thiệt hại không thể thanh toán theo yêu cầu đó, người bị thiệt hại (không phải là các bên trong hợp đồng) rất có thể kiện doanh nghiệp bạn (người không gây ra thiệt hai) bởi căn cứ rằng, với tư cách là một bên đối tác của hợp đồng, doanh nghiệp bạn có một phần trách nhiệm đối với thiệt hại. Khi có hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bạn sẽ được loại trừ khỏi những kiện tụng kiểu này.

Một điểm cần chú ý là nếu không cẩn thận điều khoản này từ chỗ nhằm giảm thiểu rủi ro tới chỗ trở thành gánh nặng không thể thực hiện được. Đó chính là số tiền bảo hiểm phải ở mức thích hợp, không quá thấp để các bên được bảo vệ khỏi những yêu cầu bồi thường, nhưng không thể quá cao để không gây khó khăn và tốn kém cho các bên.

Điều khoản bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp bạn duy trì hợp đồng bảo hiểm với số tiền đủ để đảm bảo tất cả yêu cầu bồi thường với bất cứ bên nào cần được xem xét kỹ lưỡng nhằm hướng tới một số tiền bảo hiểm tương thích. Điều khoản trên sẽ có rủi ro không thoả mãn yêu cầu này nếu đoạn “với một số tiền bảo hiểm thích hợp về mặt thương mại” bị bỏ đi.

11. Điều khoản thống nhất hay Hợp đồng tổng thể

Quote:
Tiếng Anh

Integration Provision or Entire Agreement

“This agreement sets forth and constitutes the entire agreement and understanding of the parties with respect to the subject matter hereof. This agreement supersedes any and all prior agreements, negotiations, correspondence, undertakings, promises, covenants, arrangements, communications, representations, and warranties, whether oral or written, of any party to this agreement“.

Tiếng Việt

Điều khoản thống nhất hay Hợp đồng tổng thể
“Hợp đồng này đưa ra và thiết lập nên một thoả thuận và hiểu biết tổng thể của các bên về các vấn đề trong đó. Hợp đồng này thay thế cho bất kỳ và tất cả các thoả thuận, đàm phán, thư từ, cam kết, hứa hẹn, đồng thuận, thu xếp, giao tiếp, giới thiệu và bảo đảm giữa các bên trước đây, cho dù bằng miệng hay bằng văn bản của bất cứ bên nào trong hợp đồng này“.

Điều này có nghĩa rằng bản hợp đồng chứa đựng điều khoản này là thoả thuận duy nhất sẽ được toà án tham khảo để xác định những gì là giao dịch hay thoả thuận giữa các bên. Không có văn bản hay thoả thuận miệng nào có thể được sử dụng như là một bằng chứng trong các tranh chấp liên quan tới hợp đồng.

Đây là điều khoản rất quan trọng cần phải có trong mọi bản hợp đồng. Không có điều khoản này, các thoả thuận bằng văn bản khác có thể được xem như một bằng chứng để xác định những gì là một giao dịch giữa các bên.

Các email, ghi chú, thảo luận hay bất cứ gì khác liên quan tới hợp đồng có thể được sử dụng để giải thích hợp đồng, nhưng chúng không thể là bằng chứng giao dịch được vì rất có thể có nhiều nội dung mâu thuẫn hay không thích hợp.

Không có điều khoản này, hợp đồng sẽ không được xem là một văn bản trọn vẹn của giao dịch – mà chỉ là một phần của các văn bản tạo nên giao dịch. Hãy chắc chắn rằng điều khoản này luôn có mặt trong các hợp đồng bạn lý kết.

Nếu có một biểu đồ, bản vẽ, bản kế hoạch, giải trình công việc hay các tài liệu bổ sung khác cần có để hiểu rõ hợp đồng, chúng có thể được xem như một nguồn tham khảo và đưa vào phụ lục của hợp đồng. Còn bằng không, những tài liệu đó sẽ không được xem như là một phần của hợp đồng bởi chính điều khoản Hợp đồng tồng thể.

(Theo BWPortal.com)


Bài liên quan:

Những điều khoản “đỡ đạn” trong hợp đồng (Phần 1)

Event Channel – Không có một dạng hợp đồng chuẩn mực nào cho mọi mối quan hệ kinh doanh, tuỳ thuộc vào từng giao dịch, chúng ta sẽ cần đến những điều khoản thích hợp. Tuy nhiên, có những điều khoản mẫu cần hiện hữu trong mọi bản hợp đồng nhằm giảm thiểu các rủi ro tranh chấp pháp lý, hiểu nhầm và đảm bảo các quyền pháp lý cần thiết cho các công ty. Chúng còn được gọi là lớp áo giáp chống đạn cho mọi hợp đồng, hay điều khoản “áo giáp”.

Trong các hợp đồng bạn xem xét hay trong mẫu hợp đồng, bạn có thể gặp phải nhữung điều khoản có cùng nội dung nhưng câu chữ rất khác biệt. Phạm vi điều chỉnh của điều khoản mới quan trọng, chứ không phải ở câu chữ.

Miễn là cùng một ngữ nghĩa, từ ngữ hợp đồng sẽ không phải yếu tố quan trọng nhất trong các điều khoản được trình bày. Việc quan tâm đưa những điều khoản “áo giáp” vào mọi bản hợp đồng mà mỗi doanh nghiệp ký kết là hết sức thiết yếu, mặc dù doanh nghiệp bạn có thể thấy một vài điều khoản nào đó là không cần thiết trong các bản hợp đồng nhất định.

Yếu tố quan trọng đó là xác định những rủi ro kinh doanh nào có thể hiện diện trong các giao dịch của doanh nghiệp, và loại bỏ hay giảm thiểu những rủi ro đó bằng việc sử dụng các điều khoản hợp đồng.

Nắm và hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng giúp tránh được các rủi ro và tranh chấp

Dưới đây là 23 điều khoản “áo giáp” giúp ngăn ngừa bất cứ rủi ro hay thua thiệt nào trên các hợp đồng doanh nghiệp bạn ký kết. Các mẫu điều khoản sẽ được đưa ra, cùng với đó là thảo luận về ý nghĩa của từng điều khoản và tại sao cần phải có trong một bản hợp đồng.

1. Chuyển giao/Hợp đồng phụ: Bốn lựa chọn

Trích:
Tiếng AnhAssignment/Subcontracting

“Neither party shall have the right to assign or subcontract any part of its obligations under this agreement“.

Tiếng Việt

Chuyển giao/Hợp đồng phụ

“Không bên nào sẽ có quyền chuyển giao hay ký kết hợp đồng phụ đối với bất cứ trách nhiệm nào của mình theo bản hợp đồng này“.

Điều khoản này ngăn ngừa việc doanh nghiệp bạn hay phía đối tác ký kết hợp đồng khỏi việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng hay từng phần hợp đồng cho bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào khác.

Việc chuyển giao bản hợp đồng có thể xuất hiện khi doanh nghiệp bạn hay đối tác ký kết hợp đồng bị sáp nhập/mua lại, hay chuyển đổi hoạt động (một chủ sở hữu mới có thể nhận chuyển giao bản hợp đồng này). Trong khi đó, việc ký kết các hợp đồng phụ có thể xuất hiện khi một nhà thầu phụ độc lập hay một công ty khác được thuê mướn để thực hiện các công việc mà vốn doanh nghiệp bạn hay đối tác ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện.

Các hợp đồng được nhìn nhận là có thể được chuyển giao trừ khi có một điều khoản kiểu này xuất hiện trong bản hợp đồng để ngăn ngừa việc chuyển giao. Điều khoản này sẽ không ngăn cản bất cứ bên nào trong bản hợp đồng về việc đồng ý chuyển giao hay ký kết hợp đồng phụ, mà còn thể hiện rằng không có sự đồng ý đó thì việc chuyển giao hay ký hợp đồng phụ sẽ là một vi phạm hợp đồng.

Trích:
Tiếng AnhAssignment/Subcontracting

“Neither party shall have the right to assign or subcontract any of its obligations or duties under this agreement without the prior written consent of the other party, which consent shall not be unreasonably withheld or delayed“.

Tiếng Việt

Chuyển giao/Hợp đồng phụ

“Không bên nào sẽ có quyền chuyển giao hay ký kết hợp đồng phụ đối với bất cứ trách nhiệm nào của mình theo bản hợp đồng này mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên kia, sự đồng ý này sẽ không được trì hoãn hay từ chối một cách bất hợp lý“.

Nội dung này ngăn ngừa việc chuyển giao hợp đồng cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khác ngoại trừ khi bên kia có sự đồng ý bằng văn bản. Quyết định có đồng ý hay không phải được đưa ra nhanh chóng và một quyết định không đồng ý phải dựa trên những lý do thích hợp.

Trích:
Tiếng AnhAssignment/Subcontracting

“Neither party shall have the right to assign or subcontract any of its obligations or duties under this agreement, without the prior written consent of the other party, which consent shall be in the sole determination of the party with the right to consent“.

Tiếng Việt

Chuyển giao/Hợp đồng phụ

“”Không bên nào sẽ có quyền chuyển giao hay ký kết hợp đồng phụ đối với bất cứ trách nhiệm nào của mình theo bản hợp đồng này mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên kia, sự đồng ý này sẽ do bên kia toàn quyền quyết định“.

Nội dung này ngăn cản việc chuyển giao hợp đồng cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khác ngoại trừ khi bên kia có sự đồng ý bằng văn bản. Quyết định có đồng ý hay không có thể dựa trên bất cứ lý do gì, thậm chí cả lý do không hợp lý.

Trích:
Tiếng AnhAssignment/Subcontracting

“Notwithstanding the foregoing, either party may, without the consent of the other party, assign the agreement to an affiliate or subsidiary or to any person that acquires all or substantially all of the assets of a party.”.

Tiếng Việt

Chuyển giao/Hợp đồng phụ

“Ngoại trừ những nội dung ở trên, bất cứ bên nào có thể, không cần sự đồng ý của bên kia, chuyển giao hợp đồng này cho một thành viên hay đơn vị phụ thuộc hay bất cứ cá nhân nào nắm giữ tất cả hay phần lớn tài sản của một bên”.
[/CODE]

Nội dung này sẽ được đưa kèm cùng với một trong các điều khoản ngăn ngừa chuyển giao hay cho phép với sự đồng ý của bên kia như đã trình bày ở trên. Nó cho phép việc chuyển giao hợp đồng mà không có sự đồng ý của bên kia nếu việc chuyển giao là cho một doanh nghiệp thành viên (thường được xác định là doanh nghiệp có ít nhất 50% vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp bạn hay của đối tác ký kết hợp đồng), một công ty phụ thuộc, hay một thực thể mua lại hay sở hữu phần lớn tài sản của doanh nghiệp bạn hay của đối tác ký kết hợp đồng.

Nếu việc doanh nghiệp bạn hay đối tác ký kết hợp đồng phải tự mình thực hiện hợp đồng là quan trọng, điều khoản này sẽ cần đưa vào khi soạn thảo hợp đồng. Nếu doanh nghiệp bạn có thể bị sáp nhập/mua lại, có thể muốn ký kết hợp đồng phụ đối với tất cả hay một phần trách nhiệm theo hợp đồng, hay có thể muốn chuyển giao hợp đồng cho thành viên hay đơn vị phụ thuộc, tuỳ từng trường hợp, doanh nghiệp bạn sẽ lựa chọn đưa vào một trong các kiểu nội dung điều khoản như trên.
[B]

2. Phí luật sư

Tiếng Anh

Trích:
Attorney’s Fees“The non-prevailing party in any dispute under this agreement shall pay all costs and expenses, including expert witness fees and attorneys’ fees, incurred by the prevailing party in resolving such dispute“.

Tiếng Việt

Phí luật sư

“Bên không thắng thế trong bất cứ tranh chấp nào phát sinh theo hợp đồng này sẽ phải trả tất cả các chi phí và phí tổn, bao gồm phí luật sư, phí làm chứng chuyên gia, mà bên thắng thế phải chịu trong quá trình giải quyết tranh chấp đó“.

Điều khoản này tạo ra quyền được bù đắp các chi phí và phí tổn phải trả của bên thắng cuộc trong giải quyết tranh chấp hợp đồng. Theo cách thức diễn đạt từ ngữ của bản hợp đồng này, các chi phí và phí tổn không giới hạn ở những gì phải trả trong vụ kiện tụng, mà là tất cả chi phí và phí tổn phải chịu trong bất cứ tranh chấp hợp đồng đồng nào đều sẽ được bù đắp.

Thông thường, điều khoản này được soạn chỉ áp dụng đối với các chi phí và phí tổn mà bên thắng cuộc phải chịu trong riêng một vụ kiện. Một vài pháp luật quốc gia có quy định rõ ràng cho bên thắng cuộc trong các tranh chấp hợp đồng được bù đắp những chi phí và phí tổn pháp lý từ bên thua cuộc.

Nếu hệ thống pháp luật nơi phát sinh tranh chấp không có quy định đó, điều khoản hợp đồng này sẽ tạo ra quyền hạn tương tự cho bên thắng cuộc. Bên cạnh đó, điều khoản này nhằm hạn chế các tranh chấp lặt vặt bởi vì bên khởi kiện có thể chịu rủi ro bồi thường các chi phí pháp lý liên quan nếu thua kiện.

Còn trường hợp hệ thống pháp luật nơi phát sinh tranh chấp có quy định, bạn có thể loại bỏ điều khoản này khỏi bản hợp đồng. Tuy nhiên, trừ khi pháp luật cho phép được bù đắp trong bất cứ “tranh chấp” và bất cứ “vụ kiện” nào, điều khoản này tạo ra quyền lớn hơn để bên thắng cuộc được bù đắp các chi phí và có thể có giá trị rất lớn.

3. Lựa chọn luật hay Luật điều chỉnh

Trích:
Tiếng AnhChoice of Law or Governing Law

“This agreement shall be governed by and construed in accordance with the internal laws of the ……., without reference to any conflicts of law provisions“.

Tiếng Việt

Lựa chọn luật hay Luật điều chỉnh

“Hợp đồng này sẽ chịu sự điều chỉnh bởi và hướng dẫn theo đúng pháp luật của ……….., không có dẫn chiếu tới bất cứ xung đột điều khoản pháp luật nào“.

Điều khoản chỉ định hệ thống pháp luật của một quốc gia hay một địa phương nào đó do các bên lựa chọn sử dụng nhằm điều chỉnh và giải thích hợp đồng. Để hiệu quả về mặt pháp lý, hệ thống pháp luật các bên lựa chọn phải có mối liên hệ nào đó với các bên trong bản hợp đồng hay có mối liên hệ với bản hợp đồng.

Hầu hết các doanh nghiệp chỉ định pháp luật nơi mình đóng trụ sở chính. Sự chỉ định này có lợi cho doanh nghiệp bạn bởi vì doanh nghiệp bạn đang hoạt động theo pháp luật đó, quen thuộc với chúng và có các luật sư am hiểu về chúng. Nếu không có pháp luật nào được chỉ định, toà án có thể giải thích hợp đồng theo pháp luật của nơi mà một trong hai bên thành lập và tiến hành các hoạt động kinh doanh chính, hoặc nơi mà hợp đồng được thực hiện hay ký kết.

Việc đưa điều khoản này vào hợp đồng sẽ giảm thiểu rủi ro áp dụng một hệ thống pháp luật nào đó mà doanh nghiệp bạn không thích hay không lường trước được. Nếu cả hai bên ký kết hợp đồng có cùng trụ sở chính tại một địa phương nào đó và cùng thực hiện nội dung hợp đồng tại chính địa phương đó, việc áp dụng một hệ thống pháp luật khác để giải thích hợp đồng là rất khó xảy ra, và vì thế có thể loại bỏ điều khoản này khỏi bản hợp đồng.

Thông thường, bộ phận pháp lý của các công ty lớn thường yêu cầu với những ai soạn thảo bản hợp đồng này phải ghi rõ luật điều chỉnh hợp đồng là luật của nơi công ty có trụ sở chính. Các điều khoản như thanh toán, chất lượng và giao nhận là có thể đàm phán, những sẽ không có sự linh hoạt với điều khoản luật điều chỉnh.

Việc sử dụng điều khoản này khá có lợi thế cho các doanh nghiệp nhỏ khi mà họ từ chối nhượng bộ những điểm kinh doanh khác có lợi cho doanh nghiệp mình trước khi đồng ý về luật điều chỉnh như đúng yêu cầu của các công ty lớn. Bất cứ khi nào đối tác bên kia của hợp đồng nói rằng phòng pháp chế của họ khăng khăng luật điều chỉnh phải là thế nào đó, doanh nghiệp bạn biết rằng mình đang có một lợi thế.

4. Lựa chọn nơi xét xử

Trích:
Tiếng AnhChoice of Venue

“Each party hereby submits to the exclusive jurisdiction of, and waives any venue or other objection against, any federal court sitting ……… in any legal proceeding arising out of or relating to this contract. Each party agrees that all claims and matters may be heard and determined in any such court and each party waives any right to object to such filing on venue, forum non-convenient, or similar grounds“.

Tiếng Việt

Lựa chọn nơi xét xử

“Mỗi bên theo đây đệ trình lên một nơi xét xử duy nhất tại, và từ bỏ bất cứ nơi xét xử nào khác hay các phản đối lại, bất cứ toà nào thuộc …. trong bất cứ quy trình tố tụng nào phát sinh liên quan tới hợp đồng này. Mỗi bên đồng ý rằng tất cả các khiếu nại hay các vấn đề có thể được lắng nghe và giải quyết trong bất cứ toà án nào như vậy và mỗi bên từ bỏ bất cứ quyền phản đối nào về việc đệ trình như vậy tại nơi xét xử đó“.

Điều khoản lựa chọn luật hay luật điều chỉnh xác định luật nơi nào được áp dụng đối với hợp đồng, trong khi điều khoản này xác định hệ thống toà án nào sẽ giải quyết tranh chấp phát sinh. Mỗi bên sẽ muốn đệ trình một vụ kiện giải quyết tại toà án địa phương nơi mình đóng trụ sở chính hay tiến hành các hoạt động kinh doanh chính.

Việc này là dễ hiểu bởi vì các luật sư của mỗi bên sẽ am hiểu và thông thuộc hơn với các toà án này, và các nhân viên sẽ không phải đi quá xa để tham gia vụ kiện. Một điểm khác nữa là các toà án thường thiên vị hơn đối với những người địa phương. Điều khoản này tạo dựng một thoả thuận pháp lý giữa các bên rằng vụ kiện chỉ có thể được giải quyết tại một toà án nhất định.

5. Tuân thủ pháp luật

Trích:
Tiếng AnhCompliance with Laws

“Each party shall comply in all respects with all applicable legal requirements governing the duties, obligations, and business practices of that party and shall obtain any permits or licenses necessary for its operations. Neither party shall take any action in violation of any applicable legal requirement that could result in liability being imposed on the other party“.

Tiếng Việt

Tuân thủ pháp luật

“Mỗi bên sẽ tuân thủ tất cả các nội dung theo đúng các yêu cầu pháp luật áp dụng điều chỉnh các trách nhiệm, nghĩa vụ và hoạt động kinh doanh của mình và sẽ có được bất cứ giấy phép hay chấp thuận cần thiết cho các hoạt động kinh doanh của mình. Không bên nào sẽ thực thi bất cứ hành động nào trái với các quy định pháp luật áp dụng có thể dẫn tới kết quả phát sinh trách nhiệm của bên kia”.

Điều khoản này xem ra có thể thừa vì cả hai bên ký kết bản hợp đồng buộc phải tuân thủ các quy định pháp luật áp dụng. Mục đích của điều khoản này là làm rõ việc không tuân thủ quy định pháp luật sẽ là một vi phạm hợp đồng.

Không có điều khoản này, việc vi phạm pháp luật sẽ không có tác động lên bản hợp đồng. Nếu việc vi phạm pháp luật sẽ có tác động tiêu cực lên doanh nghiệp bạn cho dù doanh nghiệp bạn có thể chịu trách nhiệm liên đới hay có thể mang tiếng xấu, điều khoản này cần thiết phải đưa vào để doanh nghiệp bạn có thể chấm dứt hợp đồng và/hay nhận được bồi thường cho thiệt hại.

(Còn nữa)

(Theo BWPortal.com)


Bài mới hơn:

Ý tưởng trang trí cho event của trẻ em

Event Channel -Trang trí sự kiện cho thiếu nhi tuy dễ mà không dễ. Cái khó nhất là nhìn nhận mọi thứ dưới con mắt của trẻ thơ để gây cho các bé sự thích thú, tò mò nhất. Hãy tham khảo một vài ý tưởng trang trí để tìm được phong cách riêng cho event của mình nhé.

Nào, bắt đầu đến với 1 party của trẻ em:

Cổng chào: Hãy trang trí cổng chào sao cho thật nổi bật, ưu tiên các gam màu như cam, xanh lá cây, hồng,… Có thể làm một bảng chào mừng kiểu như một tấm bảng cảnh báo ta thường thấy, nhưng nội dung thật vui nhộn kiểu như “Chú ý: Khu vực vui chơi” hay tượng tự như thế.

Chất liệu có thể sử dụng là mô hình bơm hơi, mica màu hay format – những vật liệu này nhẹ và dễ thi công cũng như dễ vận chuyển.

Khu vực tổ chức:

Bong bóng vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu trong các sự kiện, đặc biệt sự kiện dành cho trẻ em thì càng không thể thiếu. Ưu điểm là giá rẻ, dễ trang trí, màu sắc phong phú. Không chỉ thế, bong bóng còn có thể là màu sắc chủ đạo bổ sung cho chủ đề của bạn, ví dụ như chủ đề là Rừng thì bong bóng màu xanh, hay Cuộc hành trình lên vũ trụ chẳng hạn, thì bong bóng màu đen, Thế giới cổ tích sẽ càng huyền diệu hơn với bong bóng màu hồng,….

Ngoài ra, bạn có thể dùng bong bóng cột vào mỗi ghế của các bé hoặc dùng làm quà tặng. (Tham khảo thêm bài Bong bóng – điểm nhấn decor cho event của bạn)

Kết bong bóng thành mô hình để trang trí

Giấy kếp, ru băng cũng được khuyên dùng trong những event mang tính chất vui nhộn. Giấy kếp, ru băng vừa rẻ tiền lại dễ trang trí, nhìn vào là thấy ngay không khí lễ hội. Thử xem một vài gợi ý cho việc dùng giấy kếp trang trí nhé.

Vật dụng trang trí: Một cách nữa là sử dụng các đồ chơi để trang trí, nhưng lưu ý là phải bảo quản tốt, vì những event có trẻ em thường rất nghịch ngợm. Những đồ chơi có thể trang trí như gấu bông, búp bê và có thể dùng chính những đồ chơi này làm chủ đề cho event của bạn.

Bàn ghế: Bàn ghế cho trẻ em nên lưu ý sử dụng các bàn ghế thấp, vừa để đúng tầm với các bé mà yếu tố an toàn cũng được đề cao, nếu sử dụng bàn ghế quá cao, các bé lại hiếu động dễ bị té ngã xuống rất nguy hiểm.

Những bàn và ghế sử dụng nên sử dụng chất liệu mềm dẻo, tránh có cạnh sắc. Trang trí với màu sắc sặc sỡ. Nếu có trải khăn thì nên cố định khăn trải bàn, tránh để trong quá trình nô giỡn các bé làm xô lệch sẽ bị rơi đồ xuống đất.

Backdrop, phông nền: Backdrop cho chương trình có thể làm cho bớt đơn điệu bằng cách cắt các chữ và xâu lại thành chuỗi thay vì in ấn bằng hiflex rồi dựng lên.

Phụ kiện: Trẻ em rất thích những phụ kiện vui nhộn, làm event cho trẻ em, bạn nên tặng cho các bé tham dự những phụ kiện như nón vui nhộn hoặc những chiếc bánh được gói lại xinh xắn và bắt mắt, hay chong chóng, lồng đèn tùy vào tính chất buổi tiệc.

Ấn tượng của các bé sau buổi tiệc cũng rất quan trọng, hãy gửi những tấp thiệp cảm ơn ngộ nghĩnh, để khi về bé sẽ luôn nhớ đến event của bạn khi thấy tấm thiệp.

Một số lưu ý khi làm sự kiện cho trẻ em:- Các vật dụng, dụng cụ được sử dụng phải đảm bảo tính anh toàn, tránh vật sắc nhọn, cứng và gồ ghề.

– Có phương án quản lý tốt vật dụng trang trí cũng như vật dụng để thực hiện chương trình. Vì trẻ em thường rất nghịch ngợm, chúng sẽ lôi kéo, ngắt, vặt những đồ trang trí bắt mắt hoặc đôi khi người lớn không có ý thức cũng lấy cho con mình chơi.

– Nếu có ăn uống thì phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nên chọn các món đơn giản, không có nước để tránh làm mất vệ sinh nơi diễn ra sự kiện.

– Cuối cùng, luôn có các phương án back up cho các hạng mục trang trí hoặc về nội dung vì các bé thường hoạt động theo cảm tính, nhiều khi làm hư hỏng đồ vật hoặc đổ bể chương trình.

Tham khảo thêm:  Ý tưởng tổ chức sự kiện cho trẻ emMột số bộ ảnh trang trí tiệc cho trẻ em

PÉ MIU


Bài liên quan:

Bí quyết vận động tài trợ trong thực hiện Event

Event Channel – Cần phải giới thiệu điều nhà tài trợ quan tâm chứ không phải giới thiệu cái người chào tài trợ có

Trong tổ chức sự kiện, vận động tài trợ là một công việc quen thuộc, từ những Event mang tính cộng đồng, xã hội cho đến cả những Event thương mại. Với nhiều năm trong nghề marketing và tài trợ cho nhiều sự kiện lớn nhỏ, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm mời tài trợ dưới góc độ nhìn nhận của một nhà tài trợ.

Xác định đối tượng tài trợ tiềm năng

Cũng giống như việc marketing hay bán hàng, “khoanh vùng” khách hàng tiềm năng sẽ là một cách giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và gia tăng hiệu quả chạy tài trợ. Thà bạn tập trung chăm sóc 10 nhà tài trợ tiềm năng còn hơn rải thảm hồ sơ tài trợ đến 100 công ty khác một cách không chọn lọc. Để xác định được “nhà tài trợ tiềm năng” bạn cần cân nhắc:

– Đối tượng tham dự Event của bạn là ai: Từ đó bạn xác định đối tượng đó là khách hàng của những sản phẩm nào và tìm kiếm công ty tài trợ phù hợp. Chẳng hạn đó là một Event dành cho sinh viên, bạn có thể hướng đến nhà tài trợ là các công ty  thiết bị số như điện thoại, loa nghe nhạc, các sản phẩm đồ ăn nhanh, nước giải khát, thời trang, mỹ phẩm hạng trung, xe máy, các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm, trung tâm Anh ngữ, các ngân hàng (nếu là sinh viên khối ngành kinh tế), các sản phẩm máy tính (nếu là sinh viên khối CNTT, một Event dành cho phụ nữ từ 30-40 tuổi thì nhà tài trợ có thể là các hãng sữa, hãng mỹ phẩm trung đến cao cấp, thời trang, xe máy cho nữ, hàng tiêu dùng nhanh như dầu gội, bột giặt, hạt nêm… các loại.

– Những chương trình họ thường tài trợ: Dựa trên cái “gu” của từng thương hiệu, bạn đoán định xem chương trình của bạn có “hợp khẩu” họ hay không. Ví dụ Kotex, Yomost hay tài trợ cho các chương trình trẻ trung, khẳng định cá tính, Tân Hiệp Phát thích các chương trình thể thao, ca nhạc, chương trình ảnh hưởng đến một cộng đồng lớn tùy định vị từng nhãn hàng, các hãng xây dựng như tôn Hoa Sen, gạch Đồng Tâm, thép Hữu Liên thích các chương trình thể thao như đua xe đạp, bóng đá vì nơi này tập trung nhiều đàn ông – khách hàng tiềm năng của họ, một số hãng lại chuyên tài trợ các chương trình từ thiện. Một điều cần lưu ý nữa là là tầm vóc chương trình tài trợ, n hững hãng lớn thì chỉ tài trợ những chương trình hoành tráng có giá trị lớn, ví dụ Yamaha chỉ tài trợ chương trình trên 1 tỷ đồng, nếu chương trình của bạn chỉ có 100 triệu đồng thì không nên gởi hồ sơ tài trợ.

Tài trợ bao nhiêu là đủ?

Thông thường, khi chạy tài trợ, nhà tổ chức thường phân ra các gói tài trợ khác nhau tùy theo giá trị tài trợ như tài trợ độc quyền, tài trợ vàng, tài trợ bạc, tài trợ hạng mục… Có một nhà tổ chức sự kiện kia, sau khi nỗ lực chạy tài trợ mà chỉ nhận được gói tài trợ bạc từ một nhà tài trợ nọ, họ xét thấy rằng số tiền tài trợ không thể tổ chức được chương trình, thế là họ đành hồi lại khoản tài trợ này và hủy bỏ chương trình mặc dù đã ký hợp đồng với nhà tài trợ. Việc này vừa làm họ mất công đi tới đi lui thuyết phục và thương thảo một thời gian dài, vừa làm xấu đi hình ảnh của bên tổ chức trong con mắt của nhà tài trợ. Để tránh những việc làm không chuyên nghiệp như thế này, trước khi thiết kế hồ sơ tài trợ, bạn phải xác định được ngân sách tối thiểu để có thể tổ chức sự kiện và thời gian tối thiểu phải chốt lại tất cả các khoản tài trợ. Thông thường, để tránh rủi ro không xin được tài trợ toàn phần, bạn nên dự trù khoản tài trợ tối thiểu nên là 70% – 80%, số còn lại bạn có thể bỏ ra hoặc là thay đổi chương trình theo hướng tối giản ngân sách, chẳng hạn số tiền cần làm Event là 700 triệu, bạn nên để gói tài trợ toàn phần là 1 tỷ đồng, gói tài trợ vàng là 800 triệu, tài trợ bạc là 600 triệu, như vậy dù chỉ có nhà tài trợ vàng hay tài trợ bạc, bạn vẫn có thể thực hiện Event này.

bí quyết vận động tài trợ

Nên cân nhắc kỹ các gói tài trợ

Một điểm cần lưu ý nữa là, nếu là tài trợ tiền mặt, thông thường nhà tài trợ chỉ ứng trước 50% đến 70% giá trị tài trợ chương trình, sau khi bạn đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho họ trong chương trình và chương trình kết thúc tốt đẹp, họ sẽ quyết định tiếp về phần còn lại. Bạn cần cân nhắc điều này để chuẩn bị một khoản ngân sách đủ để làm Event trong trường hợp chưa nhận đủ 100% giá trị tài trợ, và không bị “đổ nợ” nếu nhà tài trợ từ chối chi trả khoản còn lại nếu chương trình không thành công như mong đợi.

Bán cái nhà tài trợ quan tâm, không bán cái mình có

Xây dựng hồ sơ tài trợ là một việc quan trọng, nhưng nhiều người mời tài trợ lại không để tâm tìm hiểu coi nhà tài trợ cần gì và quan tâm đến điều gì, họ chỉ thao thao bất tuyệt về những gì họ cho là hay ho, thú vị. Hãy nhìn nhận hồ sơ của bạn dưới con mắt của nhà tài trợ để xem xét xem nó đã đủ thuyết phục hay chưa. Để làm được điều đó, chúng ta hãy cùng phân tích xem nhà tài trợ coi trọng những điểm nào của sự kiện cần tài trợ.

Việc đầu tiên người cho tài trợ sẽ quan tâm là điểm nhấn của sự kiện đó là gì, làm thế nào để chương trình thành công. Họ sẽ xem xét sự thành công của sự kiện thông qua 2 khía cạnh:

  • Nhà tổ chức là ai, có đáng tin cậy về khả năng tổ chức sự kiện đó hay không: Cho dù bạn chỉ là một câu lạc bộ xã hội hay một công ty nhỏ, vẫn có cơ hội cho bạn nhận được tài trợ nếu bạn làm cho đơn vị tài trợ tin rằng bạn có thể tổ chức tốt chương trình. Điều đó có thể thể hiện qua background (lý lịch) tốt về tổ chức của bạn, qua những chương trình tương tự mà bạn đã làm, và qua những gì bạn thể hiện về cách thức tổ chức thực hiện sự kiện. Một số công ty mua format sự kiện, cuộc thi, lễ hội… từ nước ngoài, tương tự như nhượng quyền thương hiệu, tên tuổi và lịch sử thành công của chương trình ở nước ngoài đó sẽ gia tăng sự tin cậy cho người được chào tài trợ. Một số đơn vị chạy tài trợ lại gầy dựng uy tín cho mình bằng cách liên kết với những tổ chức, ban ngành khác như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh Niên, Liên đoàn Lao động, Sở Khoa học-Môi trường… dưới vai trò cơ quan chủ quản hoặc nhà đồng tổ chức.
  • Sự kiện đó có gì độc đáo, thú vị: Mỗi tháng có hàng trăm hàng ngàn chương trình ca nhạc, vài chục hội chợ triển lãm… trên khắp cả nước, bạn phải thuyết phục được họ là tại sao nên tài trợ chương trình của bạn thay vì chương trình khác. Những điểm mới lạ, những điểm nhấn đặc biệt, những điểm cuốn hút khán giả… sẽ là điều khiến nhà tài trợ thích thú, quan tâm chương trình.

Sau đó, họ sẽ cân nhắc mức độ phù hợp của sự kiện và giá trị tài trợ đối với mục tiêu marketing của họ:

  • Đối tượng được tuyên truyền và tham gia là ai, có phải đối tượng khách hàng tiềm năng của họ hay không?
  • Chương trình có đáp ứng được mục đích tài trợ của họ hay không: Có nhà tài trợ đang cần quảng bá thương hiệu, có người muốn thương hiệu của mình lấy lòng công chúng, có công ty đề cao mục tiêu thúc đẩy doanh số.., hãy khéo léo thăm dò để biết mục đích đó và dựa trên điều này bạn “chào hàng” cho họ những hoạt động và quyền lợi phục vụ cho mục đích của họ. Chẳng hạn một khách hàng đang muốn đẩy mạnh việc bán hàng, việc offer một gian hàng ngay tại sự kiện sẽ được họ đánh giá là một điểm hấp dẫn.
  • Ngân sách xin tài trợ có tương xứng với nó hay không: Nhà tài trợ sẽ xem xét với ngân sách bạn đề xuất như vậy, có tương xứng với tầm vóc của sự kiện hay không, và nó có đáng “đồng tiền bát gạo” họ bỏ ra tài trợ hay không.

Và cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, nhà tài trợ đề cao những quyền lợi mà bạn dành cho họ và vấn đề truyền thông cho họ thông qua sự kiện đó như thế nào.

  • Những quyền lợi mà người chạy tài trợ có thể chào (offer) cho nhà tài trợ có thể là:

– Song hành cùng sự kiện trên các phương tiện truyền thông

– Xuất hiện thương hiệu trên các vật phẩm tuyên truyền, quảng cáo, tài liệu

– Phát hàng mẫu

– Trưng bày sản phẩm

– Bán hàng

– Truyền thông về nhà tài trợ miễn phí trên báo đài bảo trợ truyền thông hoặc báo nào khác dưới dạng bài PR, banner miễn phí

– Làm khảo sát, thăm dò

– Được chia sẻ database người tham gia sự kiện

  • Vấn đề truyền thông, tuyên truyền cho sự kiện, đứng dưới góc độ nhà tổ chức, có thể là để thu hút người tham dự và tạo sự nhận biết về chương trình, còn dưới góc độ nhà tài trợ, sẽ là cơ hội để đưa thương hiệu của họ đi cùng bạn trong chiến dịch truyền thông đó. Một số vấn đề bạn nên chú trọng là:

– Mức độ quảng bá rộng rãi của sự kiện: Có thể bạn chỉ cần thu hút 100 người đến với buổi hội thảo, nhưng cái nhà tài trợ quan tâm không phải là quảng bá cho 100 khách tham dự đó mà họ cần chiến dịch quảng cáo cho sự kiện có độ phủ đến 1 triệu người trước chương trình. Vì vậy, hãy truyền thông rộng rãi hết sức có thể vì nhà tài trợ thích điều đó.

– Con số cụ thể: Bao nhiêu tờ rơi được phát ra, bao nhiêu email được gởi đi, bao nhiêu diễn đàn được tuyên truyền, bao nhiêu bài PR được đăng. Những con số thuyết phục hơn ngàn lời nói.

– Đo lường một cách cụ thể: Đo lường được hiệu quả của truyền thông và sự kiện chính là đo lường hiệu quả tài trợ. Bởi vậy những tiêu chí đánh giá (KPI) như tỷ lệ người mở mail, số lượt người nhìn thấy bandrol, poster quảng cáo, lượt người xem trên diễn đàn… là cái mà nhà tài trợ cần.

– Nên có đối tác bảo trợ truyền thông: Đó có thể là báo đài, một website hay một diễn đàn nào đó. Nhà tài trợ cần thấy rằng có một đơn vị uy tín sẵn lòng đăng tin giới thiệu chương trình của bạn cho tất cả độc giả của họ và nhà tài trợ cũng được đi cùng các tin giới thiệu đó.

Hồ sơ mời tài trợ cần thể hiện điều người tài trợ quan tâm

Hồ sơ mời tài trợ cần thể hiện điều người tài trợ quan tâm

Thời điểm nào chạy tài trợ tốt nhất

Những chương trình lớn, trị giá một vài tỷ đồng, thông thường phải gởi hồ sơ chào tài trợ trước cả năm để nhà tài trợ sắp xếp đưa vào kế hoạch marketing của mình. Những chương trình dưới 100 triệu thì có thể được ra quyết định tài trợ nhanh hơn, vì giá trị tài trợ không lớn và các công ty thường dành một khoản ngân sách nhất định để phòng hờ cho các chương trình nhỏ.

Tháng 11 tới tháng 12 hàng năm là thời điểm các công ty chốt ngân sách tài chính cho nên việc chào tài trợ vào thời điểm này hầu như là không khả thi. Nếu bạn cần vận động một khoản tiền tài trợ lớn cho năm sau, thì thời điểm gởi kế hoạch tốt nhất là 3 tháng cuối năm, vì lúc này người làm marketing đang”rục rịch” lên kế hoạch và ngân sách marketing cho năm sau, cơ hội bạn được đưa vào kế hoạch tài trợ cho năm sau của bạn sẽ cao hơn.

Ai nên là người đi gặp nhà tài trợ

Sau khi gởi hồ sơ tài trợ và hẹn gặp được nhà tài trợ để trao đổi trực tiếp, lúc này bạn nên quyết định những người nào thuộc ê kíp đi gặp nhà tài trợ. Theo tôi, tối thiểu nên có 3 người:

– Người vận động tài trợ: Có vai trò làm cầu nối giữa Ban tổ chức và nhà tài trợ

– Người lập ý tưởng, viết chương trình: Họ là người nắm rõ nhất linh hồn của sự kiện, họ hiểu thông điệp cần truyền tải, nội dung cụ thể của chương trình hơn tất cả những người khác nên có thể thể hiện nó một cách thuyết phục nhất.

– Người trực tiếp tổ chức Event: Nhà tài trợ có thể muốn biết về sơ đồ mặt bằng để quyết định việc đặt gian hàng tài trợ, muốn biết về quá trình đón khách để có thể phát tờ rơi quảng bá, người tổ chức sự kiện với kinh nghiệm và hiểu biết của mình có thể giải đáp thỏa đáng cho họ.

Chăm sóc nhà tài trợ

Sau khi nhà tài trợ đồng ý với việc tài trợ, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với những điều khoản rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Một số nhà tài trợ còn yêu cầu bên tổ chức event đính kèm kế hoạch tổ chức, kế hoạch truyền thông… như một phần của phụ lục hợp đồng.

hợp đồng tài trợ

Bạn hãy chuẩn bị một bảng phân công công việc cho cả hai bên với những deadline rõ ràng. Ví dụ thời điểm nhà tài trợ chuyển logo, thời điểm bạn gởi layout các vật phẩm quảng cáo, thời điểm họ chuyển tiền – nếu là tài trợ hiện kim (in-cash) hay sản phẩm – nếu là tài trợ hiện vật (in-kind).

Trong Ban tổ chức của bạn, hãy cử ra một người chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện đầy đủ quyền lợi cho nhà tài trợ theo như hợp đồng. Nếu vì lý do gì đó mà nhà tài trợ vi phạm các điều khoản hợp đồng, ví dụ giải ngân tài trợ chậm trễ, lạm dụng quyền lợi… , để đảm bảo cơ sở cho những kiện tụng sau này, bạn cũng đừng đáp lại bằng cách không thực hiện các quyền lợi của nhà tài trợ. Vì khi thưa kiện, bạn sẽ bị coi à người đơn phương vi phạm hợp đồng và có thể phải gánh chịu những rủi ro về việc giảm hoặc hủy bỏ các khoản tài trợ, thậm chí phạt vi phạm hợp đồng.

Sau khi Event kết thúc, hãy gởi cho nhà tài trợ một báo cáo kèm theo những hình ảnh về Event cho dù họ có yêu cầu bạn hay không. Việc đó sẽ được nhà tài trợ đánh giá cao về sự chuyên nghiệp và đặt bạn vào danh sách ưu tiên cho những lần tài trợ tiếp theo.

Xem thêm: Account Manager công ty Blue Ocean: Mời tài trợ là bán ý tưởng còn trên giấy

ANH ĐỨC


Bài liên quan: